Máy phát điện gió vốn được đặt trên mặt đất đang được các nhà khoa học Anh đưa xuống lòng đại dương nhằm giải quyết vấn đề năng lượng và tạo ra nguồn năng lượng tái tạo mới. Do điều kiện tự nhiên nước Anh không cung cấp quá nhiều năng lượng mặt trời để phát triển pin năng lượng mặt trời, cũng không có nhiều không gian đồng cỏ mênh mông để phát triển turbin gió và không có sông lớn để phát triển thủy điện. Tuy nhiên nước Anh lại sở hữu bờ biển dài với dòng thủy triều và hải lưu chảy siết dễ dàng tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ.
Máy phát điện sức gió dưới lòng đại dương |
Xuất phát từ điều kiện đó giới khoa học Anh đưa máy phát điện gió hay các turbin gió xuống lòng đại dương lợi dụng lực chảy của thủy triều và dòng hải lưu để tạo ra điện năng. Nếu dự án thử nghiệm trong vùng biển chảy siết ở cực bắc Scotland thành công, các máy phát điện turbin gió trong khu vực thử nghiệm có thể cung cấp điện sinh hoạt cho 400.000 hộ dân khu vực này. Lượng điện năng tạo ra ước tính khoảng 6MW cho mỗi turbin.
Mật độ nước dày đặc gấp 832 lần không khí, điều này có nghĩa các turbin máy phát điện gió đặt ở dưới biển có thể nhỏ hơn nhưng vẫn tạo ra lượng điện năng tương đương với các turbin gió trên mặt đất. Do vậy các turbin đặt dưới đáy biển có thể đặt gần nhau hơn chiếm ít diện tích hơn.
Máy phát điện gió đưa xuống biển |
Ngoài ra việc đưa những turbin gió xuống đáy biển sẽ hạn chế các ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nên có lợi thế khai thác liên tục với tần xuất lớn hơn so với năng lượng gió vốn phụ thuộc khá nhiều vào mùa và thời tiết. Trong khi các dòng thủy triều và hải lưu thay đổi đều đặn 2 lần / 1 ngày.
Những máy phát điện gió này được đưa ra vùng thềm đáy biển với độ sâu khoảng 160m. Các turbin đặt dưới biển quay rất chậm, chậm hơn rất nhiều so với trên mặt đất nên vẫn an toàn cho các sinh vật biển bơi gần đó. Với những lợi ích đó đây sẽ là hướng đi mới cho việc phát triển các máy phát điện gió dạng turbin và ngành năng lượng tái tạo
0 nhận xét :
Đăng nhận xét